Câu hỏi:
Thưa luật sư, vợ của em trai họ của tôi mất, hai vợ chồng có mảnh đất trên đó có nhà đứng tên cả hai. Nay em trai tôi chuyển hết phần đất đó về tên mình, lúc đi ra văn phòng Công chứng thì bị từ chối bởi lý do hai chưa thành niên (một cháu 16 tuổi, một 8 tuổi), bố mẹ người vợ đều còn sống, nếu cùng ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì sẽ vi phạm quy định. Vậy văn phòng công chứng trả lời như vậy có đúng không thưa luật sư.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được góp ý như sau:
Hai con của em bạn là người chưa thành niên nên người đại diện theo pháp luật là em bạn – bố của hai đứa trẻ. (khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015)
Theo quy định khi xác lập, thực hiện những giao dịch liên quan đến bất động sản thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý và phải thực hiện thông qua người đại diện.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” (nội dung này cũng được quy định tại khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2005 cũ).
Do đó, nếu như trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, em trai của sẽ tham gia đồng thời với hai tư cách: một là chính mình với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế của vợ, hai là người đại diện theo pháp luật của 02 con chưa thành niên. Điều này không thể thực hiện được, vì người chồng không thể đại diện cho con chưa thành niên để tặng cho phần di sản của các con cho chính mình (người đại diện xác lập giao dịch dân sự với chính mình).
Bởi vậy, trường hợp này chỉ có thể thực hiện theo hướng: làm văn bản khai nhận di sản thừa kế (quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014) không phân chia di sản, em trai bạn đại diện cho các con nhận phần di sản thừa kế từ người mẹ. Sau khi lập văn bản khai nhận di sản thừa kế thì bố mẹ người vợ, em trai bạn và hai con sẽ trở thành đồng sở hữu. Hoặc có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (quy định tại Điều 57 Luật Công chứng) nhưng chỉ được chuyển phần di sản thừa kế mà bố mẹ vợ được hưởng lại cho em trai bạn, phần của 02 con chưa thành niên sẽ được giữ nguyên. Sau khi lập văn bản phân chia này, em trai bạn và hai người con sẽ trở thành đồng sở hữu.
Trân trọng !
MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI
Hotline: 03 2518 2518 hoặc 0937 854 000
FB: Luatsuthanhdat
Zalo : 0385665148
Xin chân thành cảm ơn!